Bài đăng

Tiêm cho chó tại nhà cần lưu ý gì để an toàn cho thú cưng của bạn

Hình ảnh
Tiêm cho chó tại nhà  là điều rất ít khi xảy ra bởi hầu hết chúng ta đều sẽ mang tới bác sĩ thú y có chuyên môn cho an tâm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc, chúng ta sẽ phải tự tay tiêm cho cún cưng của mình tại nhà. Vì thế, bài viết này xin đưa ra những lưu ý nếu bạn rơi vào trường hợp đó. Khi nào phải tiêm cho chó tại nhà? Bạn có thể tiêm phòng dại, phòng bệnh cho chó tại nhà nếu đã biết cách tiêm, đã có rất nhiều người tự tiêm mà không cần tới bác sĩ thú y. Chó cưng của bạn bị bệnh và cần phải điều trị bằng thuốc lâu dài. Thế nhưng kinh tế hạn hẹp nên bạn bắt buộc phải mua thuốc về tự tiêm nhằm tiết kiệm chi phí. Khu vực bạn sinh sống ở quá xa phòng khám thú ý, gây khó khăn trong vấn đề đi lại. Lúc này bạn cũng có thể mang chó tới bác sĩ một vài lần nhờ tư vấn về thuốc, sau đó tự mình điều trị tại nhà. Trường hợp rất khẩn cấp, bạn bắt buộc phải tiêm cho chó của mình ngay bởi chúng đang gặp nguy hiểm mà nơi sinh sống lại ở quá xa cơ sở thú y. Dễ gặp nhất là vi...

Thoát dịch thành mạch tai chó.

Hình ảnh
Là sự thoát dịch huyết tương gây ứ đọng dịch căng phồng ở tai chó. Nếu chích ra sẽ xẹp đi, nhưng vài hôm vết thương liền thì dịch sẽ tiếp tục thoát ra và căng phồng như cũ. Không gây nguy hiểm cho chó nhưng làm cụp tai, đặc biệt Bẹc giê, Doberman không dựng tai lên được làm mất giá trị của chó. Xử lý: chích và để hở lỗ to ở da cho dịch tiếp tục thoát ra ngoài sau vài ngày. Bôi cồn iod sát trùng ngày 1-2 lần.

VKA là gì? Cách làm giấy VKA cho chó đúng quy trình

Hình ảnh
Nếu bạn là người yêu thích động vật và đang nuôi thú cưng thì chắc chắn đã không ít lần nghe thấy cụm từ Vka. Tuy nhiên, Vka là gì thì không phải ai nuôi thú cũng biết. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin liên quan tới Vka và cách làm loại giấy tờ này cho thú cưng. Vka là gì? Vka là viết tắt của Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam. Đây cũng chính là tài liệu giúp chúng ta theo dõi những cá thể chó thuần chủng. Mỗi một chú chó thuộc những giống thuần chủng được công nhận sẽ được cấp giấy khai sinh và lưu tên trong phả hệ của VKA. Vka cũng giúp chứng nhận nguồn gốc của một chú chó, trong đó sẽ ghi rõ thế hệ trước của nó cùng đơn vị được ủy quyền. Người nuôi chó hoặc nhân giống chó hay người đồng sở hữu sẽ có toàn quyền và được chứng nhận bởi Vka. Quyền sở hữu này đều phải tuân thủ dựa vào các hợp đồng mua bán, luật pháp của Việt Nam và các thông lệ thương mại của quốc tế. Vka đối với chó nhập khẩu Mỗi chú chó thuần chủng theo đúng định nghĩa đ...

Các loại cát vệ sinh cho mèo hiện nay, lựa chọn cát cho mèo

Hình ảnh
Mèo là thú cưng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, có một điểm trừ là cún cưng thường đi vệ sinh bừa bãi và hay giấu phân sau khi đại tiện. Để nhàn hơn trong việc dọn dẹp, bạn nên tập cho cún thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định và một lựa chọn thông minh là mua cát vệ sinh cho mèo .  Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các loại cát vệ sinh cho mèo giúp bạn lựa được loại phù hợp cho cho cún cưng. Cát vệ sinh cho mèo là gì? Cát vệ sinh cho mèo là sản phẩm dạng hạt có đường kính 0,3- 0,5mm dùng để cho vào các thùng, khay cho mèo đi vệ sinh. Chúng được sản xuất từ những nguyên liệu tái chế như mùn cưa, giấy, vỏ lạc, quả thông. Có tác dụng thấm, hút chất thải của mèo và khử mùi hôi rất tốt. Cát vệ sinh là sản phẩm không thể thiếu đối với người nuôi mèo, nó giúp không gian sống của bạn luôn được sạch sẽ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp vệ sinh. Để lựa chọn được loại cát vệ sinh phù hợp cho cún cưng, bạn cần hiểu rõ bạn mèo của mình cũng như có những ...

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Hình ảnh
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo  còn được ví như Care mèo là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với loài mèo. Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm vì có khả năng truyền nhiễm với những biểu hiện như bỏ ăn, sốt, nôn nhiều và tiêu chảy cấp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh tốt nhất cho mèo cưng của mình. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở mèo, lây lan rất nhanh và gây tử vong số lượng mèo lớn do virus Feline gây nên. Loại virus này có sức đề kháng rất mạnh với các loại thuốc sát trùng hay acid, chúng có khả năng chịu mức nhiệt cao lên tới 56 độ C trong vòng 30 phút. Chúng sinh sống trong nhân tế bào, sinh sản rất nhanh và huỷ hoại cơ của mèo. FPV lây lan qua đường miện và chỉ trong vòng 1 ngày xâm nhập loại virus này sẽ tấn công vào hệ miễn dịch, phá huỷ niêm mạc ruột và làm suy giảm bạch cầu của mèo. Điều này khiến cho mèo không thể tạo ra các kháng thể để có thể bảo vệ cơ thể của mình. Bện...

Dấu hiệu chó bị dại? Một số tông tin về bệnh dại

Hình ảnh
Chó dại và bệnh dại do chó gây ra vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa hè, khi thời tiết oi nóng. Bài viết sau sẽ chỉ ra  dấu hiệu chó bị dại  và các biện pháp xử lý để phòng ngừa dịch bệnh này. Thông tin về bệnh dại ở chó Đến nay, bệnh dại vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ có thuốc phòng ngừa. Vì thế, chúng ta cần trang bị kiến thức kỹ càng về căn bệnh này để có biện pháp nhận biết, phòng ngừa hợp lý. Đây là căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây lan từ chó sang người bằng tuyến nước bọt. Bệnh dại ở chó do virus gây ra, gây tử vong cho cả động vật và con người. Nhận biết chó bị dại Bệnh dại không có biểu hiện rõ ràng trong thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh khá lâu, nên tới 2 tháng, bạn sẽ chỉ thấy chó mệt mỏi và tránh tiếp xúc. Nhiều người lầm tưởng chó cưng bị ốm hoặc đang trong thời kỳ động dục. Sau thời gian này, biểu hiện của bệnh dại sẽ trở nên rõ ràng hơn. Chó có biểu hiện lờ đờ, chảy dãi nhiều, mắt có màu đục ...

Bệnh cầu trùng ở gà

Hình ảnh
Cầu trùng là bệnh cực kỳ phổ biến do ký sinh trùng hình cầu ký sinh trong ruột gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi gà. Cầu trùng  Eimeria spp  trong đó  E. acervulina, E. maxima, E. tenella, E. brunette và E. necatrix  là những loài gây bệnh chủ yếu trên gà. Mức độ bệnh tùy thuộc vào loài gây bệnh, lượng noãn nang ăn vào, phần ruột bị cầu trùng tấn công, tuổi gà và thể trạng của đàn. Cầu trùng có thể gây bệnh với gà ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở gà 10 - 30 ngày tuổi. Bệnh lây lan chủ yếu do gà ăn phải noãn nang gây nhiễm của cầu trùng có trong phân, chất độn chuồng hay thức ăn và nước uống nhiễm mầm bệnh. Trong cơ thể cầu trùng phát triển qua 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính trong 5-7 ngày để thành noãn nang thải ra ngoài qua phân. Trong ruột, cầu trùng nhân lên rất nhanh theo cấp số nhân và tấn công phá hủy lớp tế bào biểu mô ruột làm giảm tiêu hóa hấp thu dưỡng chất gây chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn, tăng tỷ lệ chết và còi cọc, giả...