Chăm sóc da và lông cho chó mèo

Việc chăm sóc cho chú chó không chỉ đơn giản và gói gọn trong việc tắm và chải lông. Ngoài ra, gương mặt, đôi mắt, đôi tai, chân và cả răng của chú chó của bạn cũng cần được chăm sóc cẩn thận.
Vài nơi chắc chắn cần chăm sóc là những vùng da nhạy cảm của chúng, nhất là những chổ có bộ lông đặc biệt rậm hơn, hay những vết nhăn trên mặt và khu vực quanh đôi mắt ẩm ướt. Dù cho chú chó của bạn thuộc giống chó nào hay lai tạo từ đâu thì cũng cần phải chăm sóc tốt đôi tai và những đôi chân.


Kết quả hình ảnh cho grooming chó mèo

Đầu tiên là khuôn mặt
Nếu bạn có một chú chó với nhiều lông trên mặt thì bạn phải chắc rằng gương mặt của chúng luôn sạch. Sự tích tụ thức ăn hoặc nước bọt sẽ làm dơ bộ lông trên mặt và có thể là nguyên nhân gây kích ứng da, vì thế bạn cần phải rửa mặt và sấy khô phần lông dưới cằm và ria mép quanh miệng sau mỗi bữa ăn ( mách bạn một mẹo nhỏ: hãy xịt chất khử mùi chuyên dùng lên bàn tay bạn sau đó dùng tay thoa đều quanh vùng miệng của chú chó sẽ giúp cho chú cún của bạn luôn thơm tho sau mỗi bữa ăn)
Đối với bất cứ loại chó nào có da mặt nhăn, ví dụ như loài Pug, Boxer hay loài Shar-Pei, bạn cần đề phòng nghiêm ngặt hơn. Những vết nhăn trên mặt cần phải được làm sạch kỹ lưỡng và được sấy khô ít nhất mỗi tuần một lần để ngăn ngừa sự kích ứng da hoặc một số căn bệnh, chẳng hạn bệnh chàm đa bội, phát triển bên trong các rãnh của nếp nhăn. Để vệ sinh, ta nhúng một phần khăn tắm (hoặc khăn giấy) hay một cái giẻ nhỏ bằng cotton vào trong dung dịch Oxy già ( Hydrogen Peroxide) và lau sạch bên trong các nếp nhăn. Sau đó rửa sạch bằng nước, sấy khô hay lau khô phần nước ẩm đọng lại bên trong nếp nhăn.
Trong lúc bạn đang chăm sóc cho gương mặt của chú chó, đừng quên kiểm tra cái mũi của nó. Mũi phải luôn được giữ ẩm ướt, không bị khô và nứt nẽ ( khi vùng mũi bị khô đó là dấu hiệu chú cún của bạn đang có vấn đề về sức khỏe: cảm, sốt, viêm nhiễm... ). Nếu có một chút mủ chảy ra, hay một phần da bị mất là một điều không bình thường và nên được kiểm tra để kịp thời chữa trị.

Kết quả hình ảnh cho vệ sinh tai chó mèo

Vệ sinh đôi tai
Một đôi tai khoẻ có màu hồng, nhìn tươi tắn và không có mùi lạ nào đáng chú ý, nhất là phần bên trong của tai. Khi đôi tai trông có vẻ dơ bẩn hay đỏ tấy hoặc có mùi khó chịu phát ra từ trong tai, bạn có thể mạnh dạn kết luận nó có vấn đề.
Tai càng nhiều lông mọc trong tai thì càng dễ có vấn đề, dễ bị ẩm ướt và có khả năng bị nhiễm trùng. Những giống chó mọc nhiều lông trong khoang tai có thể kể đến là giống Poodles và Lhasa Apsos, cần phải loại bỏ bớt số lông đó trong lỗ tai bằng cách dùng tay ngoáy, nhổ hoặc lôi nhẹ. Điều thú vị là, những chùm lông đó có thể nhổ ra một cách dễ dàng bằng một loại phấn đặc biệt được sử dụng cho mục đích thương mại tại các phòng chăm sóc làm đẹp chó chuyên nghiệp trên các nước.
Đây là một cách cho bạn, bạn có thể cắt số lông trong tai bằng một cái kéo có “mũi cùn” (để tránh làm chú chó bị lủng trầy trong tai). Cố gắng giữ không cho những cọng lông bị cắt ra rơi vào trong lỗ tai vì sẽ gây kích ứng. Nếu chú chó của bạn không chịu ngồi yên trong một thời gian đủ để bạn cắt xong thì hãy nhờ người thân quen với chú chó giữ giùm, hoặc cột chú chó lại để bạn không làm đau chú chó của mình bằng cái kéo đó trong khi cắt ( để giúp chú cún ngồi yên bạn có thể dùng tay gãi vùng da dưới cằm và cổ trong suốt thời gian bạn thao tác ).
Bạn nên làm vệ sinh đôi tai cho chú chó của mình ít nhất mỗi tuần một lần, dù cho bạn không tắm cho chú ta thường xuyên. Những chú chó có đôi tai mềm thì có xu hướng đặc biệt thiên về vấn đề của tai bởi vì hình dạng của vành tai hạn chế nhiều sự lưu thông của không khí. Nếu bạn có một chú chó như thế, bạn cần quan tâm đặc biệt đến việc kiểm tra và làm sạch bên trong lỗ tai nhiều hơn. Tuy nhiên, một số ráy tai cần được duy trì trong tai, vì thế không nên làm sạch hết chúng, không nên ngoáy vô quá kỹ và sâu trong tai. Nếu tai chú chó của bạn trông có vẻ dơ bẩn kỳ lạ, hãy lấy một miếng vải mềm với dung dịch dầu (dầu vô cơ, có thể là dầu dùng massage) hoặc dùng một tăm bông, hoặc dụng cụ ráy tai để làm sạch bên trong lỗ tai. Nếu những vết bẩn xuất hiện trở lại trong vòng 1 tuần thì có lẽ chú chó của bạn đã bị nhiễm trùng và cần khám để chữa trị.
Nếu chú chó của bạn có một đôi tai mềm và dài thì chắc chắn bạn sẽ thấy được cảnh tượng đôi tai đong đưa và nhúng vào đĩa thức ăn khi chúng đang ăn. Một số chủ nhân của các giống chó này lựa chọn một số giải pháp để giải quyết vấn đề này bằng cách cho chúng ăn trong những khay thức nhỏ, có miệng hẹp. Hoặc dùng một cái mủ chụp lên đầu và phần cổ của chú chó, hay chế một cái khăn quấn tay của chú chó lên trên đầu trong khi cho chú ta ăn để hạn chế bị tai quệt vào trong thức ăn. Nó chỉ là một dụng cụ đủ chắc để giữ được đôi tai, và bạn có thể tự chế dụng cụ đó nếu bạn có một chú chó tai dài như cocker, basset-hound...

Kết quả hình ảnh cho vệ sinh mắt chó mèo

Vệ sinh đôi mắt
Để giữ đôi mắt chú chó của bạn được long lanh và sạch sẽ, hãy lau chúng bằng bông cotton, hoặc bông gòn được nhúng vào nước ấm (nước phải sạch). Điều này có thể giúp giải thoát bất cứ mảng bám đang hình thành từ từ trong hốc mắt. Nếu chú chó của bạn có một đôi mắt ẩm ướt hay có màng mờ (có viền nhạt) thì rất dễ bị vấy bẩn, bạn cần rửa mắt cho chúng thường xuyên, không chỉ khi tắm.
Hầu như chỉ cần vệ sinh mắt với nước là đã có thể loại bỏ hầu hết các mảnh cặn đóng dưới hốc mắt. Nhưng để lấy những mảnh bụi lớn ra khỏi mắt, bạn phải làm khô bộ lông quanh mắt, sử dụng một bàn chải nhỏ đủ mềm để không làm tổn thương chó nếu bạn vô tình chạm tay vào mắt của chú chó, lúc này những chiếc lông trên bàn chải sẽ kéo bụi bẩn ra ngoài tốt hơn là vải cotton và bạn có thể lấy được những mảnh vụn ở sâu bên trong.
Nếu chú chó của bạn có lông phủ xuống mặt và rơi vào mắt, hãy sử dụng một cái gim, kẹp tóc để giữ số tóc đó khỏi vươn khu vực quanh mắt. Cách tốt hơn là bạn nên cắt tỉa nó gọn gàng bằng một cái kéo mũi cùn và cẩn thận không để những phần tóc bị cắt ra rơi vào mắt. Khi bạn vệ sinh đôi mắt cho chú chó, cố gắng quan sát thật tỉ mỉ để kiểm tra bất cứ điều gì bất thường. Nếu bạn thấy bất cứ vết đỏ, vết ngả màu, vết sưng lên hay nước mắt chảy quá nhiều, hãy đưa chú chó của bạn đi khám ngay.


Hình ảnh có liên quan

Bàn chân sạch sẽ
Chăm sóc móng vuốt cơ bản là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ hàng ngày chú chó của bạn. Bàn chân là chỗ dễ bị tổn thương hơn bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể chú chó của bạn, vì nền nhà, vỉa hè bằng bê tông cứng, nóng bỏng, hoặc đá lạnh lởm chởm, các mảnh gỗ sắc nhọn và nhiều vật khác trên đường chú đi.
Các chuyên gia của Mỹ khuyên ta nên bôi vitamin E và nước ép từ cây nha đam vào móng vuốt của chú, cả trước và sau khi đưa chú chó của bạn đi dạo, việc này sẽ ngăn được một số tổn thương. Hãy kiểm tra bàn chân sau mỗi lần đi dạo; kiểm tra xem móng vuốt có bị phồng rộp, lòng bàn chân có bị nứt nẻ, kẽ chân có bị đỏ hay có vật gì giắt ở kẽ chân hay không. Nếu bạn thấy bất kỳ vật gì, hãy dùng một cái nhíp gắp nó ra. Hãy đặc biệt chú ý, nếu chú chó của bạn có bộ lông dài phủ xuống mặt, chẳng hạn như chú chó Briard, bạn nên cắt bớt để chúng không chọc vào mắt hoặc cản trở tầm nhìn của chú. Bạn có lẽ cũng cần làm sạch râu và ria của chú sau mỗi bữa ăn. Đôi tai dài và mềm của chú cũng cần được kiểm tra và làm sạch bên trong thường xuyên.


Hình ảnh có liên quan

Móng chân sạch sẽ
Những chú chó đi nhiều trên đường bê tông hoặc những bề mặt cứng khác sẽ ít cần tỉa tót móng thường xuyên hơn những chú chó nuôi trong nhà có móng không bị mòn một cách tự nhiên.
Nếu chú chó của bạn cứ chú ý tới một chân thì có thể là có một móng đang bị đau. Nếu vấn đề kéo dài hoặc chú chó của bạn đau quá, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y. Vấn đề đó có thể chỉ đơn giản là một mảnh đá nhỏ hoặc là một cái gai ở kẽ chân, hoặc cũng có thể là cái gì đó nghiêm trọng hơn.
Móng cũng rất dễ bị thương. Khi móng của một chú chó quá dài, chúng có thể bị nứt, xước hoặc dễ vướng vào đồ, và dễ bị gãy. Móng bị gãy cũng có thể làm cho nó rất đau.


Kết quả hình ảnh cho chân chó mèo

Cắt tỉa lông giữa các ngón chân
Với những chú chó lông dài hoặc khá dài thì việc cắt tỉa lông giữa các ngón chân thường xuyên là rất quan trọng, vì nơi đây thường ẩn chứa bụi bẩn, bọ chét hoặc các mảnh vải nhỏ. Chó của bạn có thể sẽ gặm ngón chân, điều này sẽ sớm trở thành thói quen mà rất khó bỏ được.
Chó cũng có lông giữa các gan bàn chân. Chỗ này khó cắt hơn nhiều, nhưng nếu bạn giữ cho nó được gọn gàng thì rất tốt.
Hãy dùng loại kéo cắt móng tay em bé có đầu cùn. Cầm chân chú chó của bạn lên và banh gan bàn chân ra bằng một tay trong khi cẩn thận cắt lông càng sát lòng bàn chân càng tốt.


Kết quả hình ảnh cho chân chó mèo

Cắt tỉa móng
Việc cắt tỉa móng rất quan trọng đối với sức khoẻ và sự thoải mái của một chú chó; chú chó sẽ cảm thấy rất đau khi đi dạo với bộ móng lôi thôi. Cắt móng ngay chỗ nó bắt đầu cong xuống. Bạn cần tránh cắt vào chỗ thịt mềm, nơi có nhiều dây thần kinh và mạch máu vì như thế sẽ rất đau.
Nếu chó của bạn có móng màu trắng, hãy tìm cái đường màu hồng nối giữa phần thịt và móng. Khi cắt, bạn hãy cắt dưới đường màu hồng để không phạm vào phần thịt. Đối với loại chó có móng màu sẫm thì việc tìm phần thịt có phần khó khăn hơn. Hãy chiếu đèn vào móng để nhận ra đâu là đỉnh của phần thịt rồi tiếp tục cắt. Nhìn bên dưới móng chân bạn sẽ thấy một đuờng rãnh chạy từ đỉnh lên tới bàn chân. Điểm cuối của đường rãnh này thường là nơi phần thịt bắt đầu. Nếu bạn không cắt sâu hơn thế thì bạn sẽ không cắt vào phần thịt. Hãy thận trọng khi bạn cắt tỉa. Cắt từng ít một, và hãy để sẵn thuốc cầm máu phòng trường hợp bạn cắt vào phần thịt. Để sẵn thuốc sát trùng và bông gòn để kịp thời sơ cứu.

Một việc quan trọng nhưng dễ bị bỏ sót trong việc vệ sinh hàng ngày cho chú chó của bạn là đánh răng cho nó. Việc vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh khác nhau ( nếu không có bàn chải chuyên dùng bạn có thể dùng vải sạch quấn quanh ngón tay trỏ của bạn sau đó thấm nước và chà răng cho thú, với những thú lớn hơn bạn có thể dùng bàn chải của người để chải răng cho thú, lưu ý nên dùng loại vải có cotton và xù xì như vải nỉ, nhung và chỉ nên chà răng với nước sạch hay nước muối loãng).
Nếu bạn không đánh răng cho chú chó của bạn thường xuyên, mảng bám sẽ hình thành trên răng và dưới lợi của nó, từ đó vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ hơn và dẫn tới sâu răng. Nếu không được chữa trị, nó sẽ tấn công vào máu và có khả năng lan sang các bộ phận khác của chú chó như thận, gan, tim hoặc não. Những vấn đề khác như là bệnh lở miệng và răng bị lung lay cũng có thể xảy ra với những chú chó không được vệ sinh răng miệng tốt. Những chú chó có răng dơ hoặc bị sâu răng sẽ có hơi thở rất hôi. Một cách để tránh điều này là hãy đánh răng cho chú chó của bạn hàng ngày. Bạn cũng nên đưa chó đến bác sĩ để kiểm tra một năm một lần vì bác sĩ có thể đưa ra cách chăm sóc chuyên nghiệp nhất.
Ngoài ra, có rất nhiều dạng đồ chơi dùng để nhai giúp làm giảm mảng bám trên răng của chó.
Mỗi ngày, bạn hãy dành chút thời gian để chăm sóc cho chú chó của bạn, như thế bạn sẽ có chú chó khỏe mạnh, xinh đẹp. Qua thời gian chăm sóc và gần gũi của bạn, chú chó của bạn sẽ quyến luyến bạn hơn, hiểu bạn hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mặc quần áo cho chó mèo?

VKA là gì? Cách làm giấy VKA cho chó đúng quy trình

Cách tự tiêm thuốc, tiêm vacxin cho gà